Mô tả
Củ cải đỏ cùng họ với bắp cải, súp lơ, rau cải xanh… thích hợp trồng quanh năm, là một loài thực vật thuộc họ Chenopodiaceae . Đây là loài có nhiều giống cây trồng khác nhau, dùng lấy củ để sản xuất đường, lấy củ và lá để làm thức ăn cho người hoặc thức ăn chăn nuôi.
Củ cải đỏ nói chung có củ màu đỏ tía đậm mang thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe:
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin C và chất sắt là những chất thiết yếu cho sự phát triển đặc biệt đối với trẻ em. Ngoài ra củ cải đỏ còn chứa axít folic, phốt pho, magiê và B6.
Giúp gan khỏe mạnh: Sắc tố màu beta cyanin trong củ cải đỏ có thể giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ.
Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: Nước củ cải đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp.
Củ cải đỏ giúp bạn tươi trẻ hơn: Củ cải đỏ chứa hợp chất betaine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Theo nghĩa đen, ăn củ cải đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười. Chất betaine cũng rất hữu ích cho sức khỏe tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ cải đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự ôxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới. Với những người bị thiếu máu, củ cải đỏ là một trong những thực phẩm nên được ưu tiên.
Củ cải đỏ có tác dụng trong việc điều trị ung thư: Các bác sĩ tin rằng, nước ép củ cải đỏ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ăn củ cải đỏ được coi là cách giảm cholesterol rất hiệu quả. Từ đó nó có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, tác dụng ức chế của rễ củ cải có tác dụng ức chế đáng kể các khối u, phòng chống ung thư tương tự như trong trái nam việt quất, da củ hành đỏ và ớt chuông.
Củ cải đỏ được dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt là salad, sinh tố và nước ép.
Còn được gọi là “tiểu nhân sâm”, củ cải đỏ nổi tiếng với hàm lượng dưỡng chất phong phú và giá thành phải chăng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng củ cải đường, và cần sử dụng với lượng thích hợp nếu không sẽ gây ra những vấn đề không mong muốn do việc ăn quá nhiều củ cải đỏ gây nên.
Buồn nôn và tiêu chảy: Trong củ cải đường có một chất mang tên betaine, gây buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy ở một số người.
Các bệnh về thận: Trong củ cải đỏ có nhiều chất betaine, nếu bạn sử dụng quá nhiều củ cải đỏ, betaine sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể do đó những người có vấn đề về thận cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng betaine để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Ảnh hưởng tới thai nhi: Chất betaine có trong củ cải đường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế cho nên để tránh những rắc rối không cần thiết, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều củ cải đường trong quá trình mang thai.
Hạ huyết áp : Đối với những người cao huyết áp, củ cải đường có thể là một người bạn nhưng với người huyết áp thấp thì hoàn toàn ngược lại bởi vì củ cải đường làm quá trình hạ huyết áp diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, khi người bệnh đang sử dụng thuốc giúp tăng huyết áp, tuyệt đối không được cho họ ăn nhiều củ cải đường vì nó có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Sỏi thận: Hàm lượng oxalate cao trong củ cải đường làm tăng khả năng hình thành sỏi thận trong cơ thể. Vì vậy, nếu có tiền sử sỏi thận, hãy tránh xa các món ăn chế biến từ củ cải đường để đảm bảo sức khỏe.
Giảm hàm lượng canxi trong cơ thể: Nước ép củ cải đường làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương.
Các vấn đề với cổ họng : Uống nước ép củ cải đường còn có thể gây ra một cảm giác đau thắt ở cổ họng và thậm chí gặp khó khăn trong việc phát âm.
Vì vậy hãy sử dụng lượng củ cải đỏ thích hợp để có sức khỏe tốt nhé các bạn.